Kết thúc Chiến_tranh_nha_phiến_lần_thứ_hai

Bài chi tiết: Điều ước Bắc Kinh
Cờ Thanh bị quân Anh-Pháp thu giữ. Là cờ ghi "親兵第五隊右營": Thân binh, Đệ ngũ đội, hữu doanh (tên đơn vị). Điện Invalides.

Sau khi Hàm Phong và triều đình chạy khỏi Bắc Kinh, Hiệp ước Thiên Tân tháng 6 năm 1858 đã được phê chuẩn bởi em trai của Hàm Phong, Cung Thân Vương, trong Điều ước Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 10 năm 1860, chấm dứt Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai.

Anh, Pháp và nhờ có kế hoạch của Ignatiev—Nga tất cả đều được cấp một sự hiện diện ngoại giao vĩnh viễn tại Bắc Kinh (điều mà Đế quốc Thanh chống lại đến cùng vì nó đề nghị sự bình đẳng giữa Trung Quốc và các cường quốc châu Âu). Trung Quốc phải bồi thường 8 triệu lượng bạc cho Anh và Pháp. Anh mua lại Cửu Long (gần Hong Kong). Việc buôn bán thuốc phiện đã được hợp pháp hóa và Kitô hữu được trao quyền dân sự, bao gồm quyền sở hữu tài sản và quyền truyền giáo

Nội dung của Điều ước Bắc Kinh bao gồm:

  1. Trung Quốc ký kết Hiệp ước Thiên Tân
  2. Mở Thiên Tân như cảng thương mại
  3. Nhượng lại bán đảo Cửu Long (hiện nay là phía nam đường Boundary) cho Anh
  4. Tự do tôn giáo được thiết lập tại Trung Quốc
  5. Tàu Anh được phép chở người Trung Quốc làm lao động đến Mỹ
  6. Bồi thường cho Anh và Pháp mỗi bên 8 triệu lượng bạc
  7. Hợp pháp hóa buôn bán thuốc phiện

Hai tuần sau, Ignatiev buộc chính quyền nhà Thanh ký "Phụ lục Điều ước Bắc Kinh", nhượng lại tỉnh duyên hải phía đông sông Ussuri (tạo thành Ngoại Mãn Châu) cho Nga, và thành lập Vladivostok giữa những năm 1860–61.

Chiến thắng Anh-Pháp đã được đăng trên báo chí Anh như một chiến thắng của Thủ tướng Anh Palmerston, khiến cho sự tín nhiệm của ông tăng lên một tầm cao mới. Các thương nhân Anh vui mừng trước viễn cảnh mở rộng thương mại ở Viễn Đông. Các cường quốc nước ngoài khác cũng hài lòng với kết quả này, vì họ hy vọng tận dụng lợi thế của việc mở cửa Trung Quốc.

Sự thất bại của quân đội nhà Thanh bởi một lực lượng quân sự Anh-Pháp tương đối nhỏ (tỉ lệ 1:10 so với quân Thanh) cùng với cách chiến đấu (và cái chết sau đó) của Hàm Phong, việc đốt cháy các cung điện mùa hè là một cú sốc cho đế chế nhà Thanh hùng mạnh một thời. "Không còn nghi ngờ gì nữa, đến năm 1860, nền văn minh cổ đại là Trung Quốc đã bị đánh bại hoàn toàn và bị Phương Tây làm nhục."[21] Sau chiến tranh, một phong trào hiện đại hóa lớn, được gọi là Vận động tự cường, bắt đầu ở Trung Quốc vào những năm 1860 và một số cải cách thể chế đã được bắt đầu.